nghĩa vụ cuộc đời

nếu có đủ can đảm hay dù chỉ là một chút đam mê, chắc hẳn tôi đã có cơ hội để ngẫm nghĩ nhiều hơn về cái nghĩa vụ mang tên “đại học”.

ở việt nam, việc học đại học là một trong số những thứ nằm trong danh sách mà tôi gọi là “nghĩa vụ cuộc đời”. tôi chưa có lúc nghĩ xem nó sẽ bao gồm những thứ gì, nhưng ở thời điểm hiện tại, tôi nghĩ nhiều người sẽ cố nhét thêm việc học thạc sỹ, lấy chồng, sinh con, kiếm 100 triệu/tháng vào danh sách cho tôi.

tôi gọi đùa là nghĩa vụ bởi dường như ai cũng nghĩ mình phải làm những việc đó để sống một cuộc đời. tôi chưa nói là một cuộc đời như thế nào. chưa hẳn là tốt, cũng chưa hẳn là đáng sống, mà càng không phải tiêu chuẩn – thảy đều là những thứ tương đối vô cùng. nên tôi mới gọi đùa là nghĩa vụ cuộc đời, vì làm đéo có thứ gì trang trọng tới vậy?

hoặc từ góc độ của một kẻ chỉ muốn lấy viết lách vừa làm thú vui vừa là sự nghiệp – dù cho nó có thể là một kiếp “lông bông” – một cuộc đời kiểu mẫu cố gắng hoàn thành hết mọi thứ trong cái danh sách nghĩa vụ như trên sẽ làm tôi chẳng thể viết được một cái gì ra hồn và đúng ý tôi. những người nỗ lực để giỏi việc nước, đảm việc nhà trong tình cảnh này, theo tôi thấy, rồi cũng rơi vào những vị trí không phải influencer thì cũng làm marketer, không phải content creator thì cũng là freelancer, solopreneur,… tôi chưa có thời gian để nghĩ nhiều về những vị trí đó, nhưng tôi không cần mất quá nhiều thời gian để biết tôi chẳng muốn trở thành một trong số họ.

nhìn từ góc độ của một đứa sinh viên, hẳn tôi là một sinh viên… kém may mắn, khi tôi không học đúng chuyên ngành tôi yêu thích. với một số người, họ có thể đã không chịu đựng nổi và rời đi từ năm 1, năm 2, hay thậm chí là ngay lúc họ chỉ cần cố thêm một chút nữa là “ít ra có một tấm bằng”. với tôi thì, bằng nhiều cách khác nhau, tôi có thể giới hạn trải nghiệm kém may mắn này chỉ còn ở cảm giác phiền nhiễu và tốn thì giờ, cho những việc chẳng có ý nghĩa gì với tôi, cho những người mà tôi hẳn sẽ rất tôn trọng họ khi đứng đủ xa, nhưng không bao giờ muốn lại gần thêm một lần nào nữa.

cứ cho là vậy, dù những bài học khi tôi đi đường này hay đường kia thì nó vẫn ra một điểm dừng chân nào đó. tôi chẳng muốn than vãn về việc tôi có thể tiết kiệm bao nhiêu năm tHaNh xUâN nếu tôi lựa chọn làm mọi thứ theo đúng ý tôi ngay từ năm 18, 19. như vậy có khi tôi sẽ phải đối mặt với những thử thách khác – những mối hoài nghi khi mọi thứ đến quá dễ dàng chẳng hạn. theo tôi thì, nếu con đường sắp tới của tôi vẫn chẳng phải điểm đến cuối cùng, thì… cũng chẳng sao cả. tôi của năm 1 và tôi của năm 4 đã khác xa nhau một trời một vực, hà cớ gì mà tôi cứ phải chấp niệm theo đuổi mãi 1 thứ từ năm 18 cho tới lúc nghỉ hưu?

tôi nghĩ, mấy đứa mang tư tưởng chấp niệm như thế đúng là loại “không bình thường”. những câu nói tuyên truyền khuyến khích việc ra trường đúng hạn và làm việc đúng ngàh làm cho tôi mắc ói. họ không hiểu ý nghĩa thực sự của quãng thời gian học đại học, mà họ đang hiểu theo đúng ý của tôi, như một nghĩa vụ cuộc đời. xong hết sớm đi cho rảnh nợ, kiểu thế. đã lỡ đâm lao rồi thì cứ làm tiếp ngành này thôi, kiểu thế. giờ bảo tao chọn lại thì chẳng biết bắt đầu từ đâu, làm gì, kiểu thế. giờ phải lo cho gia đình, mẹ già vợ dại con thơ, không thể “liều lĩnh” được, kiểu kiểu vậy.


đã mất bản gốc, giữ lại một đoạn và biên tập lại. 7/2023